PHÒNG TÁN DÓC VHV General Channel  [Archives]

Phòng Tán Dzóc Việt Hoàn Vũ
Loading ...
MGC Chatbox Evo v3.3.0 by MGC © 2008-2012
NGÔN NGỮ LÀ CẦU GIAO KÊT NỐI THÂN TÌNH.
General help
The MGC Chatbox Evo is really easy to use

You can :
  1. Send chats : you just have to enter the text in the dedicated input field and then to validate it by pushing the return key ou by clicking on the OK button.
  2. Format the chats :
  3. once you un-collapse the chatbox formatting toolbar by clicking on the BBCode button, you have access to different formatting options for your chats. You can format a chat by selecting a part (or the totality) of it and then select one of the buttons/list. You can also add empty formatting tags by selecting nothing and clicking one of the buttons/menu thus allowing you to add the chat text afterwards between these tags.*
  4. Access to the different channels : you can have access to different channels restricted to only some usergroupds or for specifics use of the chatbox. The different channels are accessible from the buttons on the left of the chatbox.*
  5. Edit your chats (or others chats) : the edition of a chat can be done by a simple double-click on it.*
  6. Use specific commands : some commands can be accessible in the chatbox depending on the will of the administrator(s) of your forum. These commands let you execute specific actions of formatting, management, etc... You will herebelow the information on the command which are accessible to you. You must notice that you are not forced to use the command prefixes (/command_name) when you use them in the channel they are attached to (except in the general channel).*
* : Depending on the settings chosen by the administrator(s) of the forum, you might not have access to all these features.
Results 1 to 3 of 3

Thread: Bệnh đậu mùa khỉ: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa

  1. #1
    Moderator
    Tosca's Avatar

    Join Date
    Jun 2018
    Gender
    Nữ
    Bài gửi
    1,247
    Post Thanks / Like
    Country
    France

    Bệnh đậu mùa khỉ: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa

    Bệnh đậu mùa khỉ: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa



    23/05/2022

    Bệnh đậu mùa khỉ đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tổ chức họp khẩn và đưa ra những cảnh báo về căn bệnh này đang bùng phát. Hiện bệnh đã xuất hiện tại 12 quốc gia trên thế giới như Anh, Tây Ban Nha, Bỉ, Ý, Pháp, Đức, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Mỹ, Canada, Australia và có nguy cơ lan sang nhiều nước khác.




    Bệnh đậu mùa khỉ là gì, nghiêm trọng như thế nào, có lây lan qua đường hô hấp như đại dịch Covid-19 hay không và hậu quả khi mắc bệnh đậu mùa khỉ ra sao là những vấn đề đang được nhiều người quan tâm và lo lắng trong những ngày gần đây. Bài viết sau đây sẽ tổng hợp, cung cấp những thông tin cơ bản nhất liên quan đến bệnh đậu mùa khỉ – căn bệnh nguy hiểm đang bùng phát.

    Đậu mùa khỉ là gì?

    Đậu mùa khỉ là một căn bệnh hiếm gặp, do virus có “họ hàng” với bệnh đậu mùa phổ biến gây ra. Người mắc bệnh thường có các triệu chứng như phát ban, sốt, đau đầu,… Y văn ghi nhận các ca bệnh đậu mùa khỉ lây nhiễm trực tiếp qua tiếp xúc với người nhiễm (tiếp xúc với chăn ga gối trải giường, quần áo, khăn mặt, dịch tiết, giọt bắn đường hô hấp,…). Y văn chưa xác nhận việc bệnh đậu mùa khỉ có lây qua đường tình dục hay không. Tuy vậy, thông tin từ WHO ghi nhận bệnh có xuất hiện ở một số nam giới có quan hệ tình dục đồng tính. Trẻ em, người trưởng thành cũng là đối tượng có thể mắc bệnh. Hầu hết những người nhiễm bệnh đều hồi phục sau vài tuần, tỷ lệ tử vong không cao. Tuy vậy, các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh diễn tiến nặng, khả năng tử vong cao bao gồm: người mắc bệnh có tiếp xúc lâu dài với virus, trẻ em, người có hệ miễn dịch kém,…. Các nhà khoa học cho biết, căn bệnh này khó lây lan hơn so với dịch Covid-19. Tuy nhiên, bệnh đậu mùa khỉ vẫn có thể trở thành mối đe dọa sức khỏe toàn cầu nếu không có vaccine phòng ngừa kịp thời. Nguyên nhân gây bệnh đậu mùa khỉ

    Virus gây nên căn bệnh đậu mùa khỉ là gì? Theo các tài liệu, chủng virus này thuộc chi Orthopoxvirus trong họ virus Poxviridae, lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1958. Do virus gây bệnh được phát hiện ở hai ổ dịch giống với căn bệnh đậu mùa xảy ra ở khỉ trong phòng nghiên cứu nên căn bệnh này cũng được gọi là bệnh đậu mùa khỉ. (1) Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại thì khỉ không phải là tác nhân dẫn đến bùng phát dịch bệnh này. Theo WHO, nhiều khả năng loài gặm nhấm chính là nguồn lây lớn nhất nhưng vẫn chưa thể xác định chính xác. Bệnh đậu mùa khỉ do virus thuộc chi Orthopoxvirus gây ra

    Các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ

    Thời gian ủ bệnh

    Nếu một người không may mắc bệnh đậu mùa khỉ thì thời gian ủ bệnh và phát hiện triệu chứng là bao lâu? Câu trả lời là, thông thường sau khi nhiễm virus gây nên bệnh đậu mùa khỉ thì thời gian ủ bệnh có thể từ 5 đến 21 ngày, tức là sau thời gian đó các triệu chứng đầu tiên của bệnh mới bắt đầu xuất hiện. Một số trường hợp, thời gian ủ bệnh kéo dài trong khoảng từ 7 đến 14 ngày. (2) Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ

    Các triệu chứng xuất hiện đầu tiên khi một người mắc bệnh đậu mùa khỉ bao gồm:
    • Sốt (thường là triệu chứng bệnh đầu tiên)
    • Đau đầu dữ dội
    • Đau mỏi lưng và các cơ
    • Ớn lạnh
    • Mệt mỏi uể oải
    • Nổi hạch

    Sau khi có biểu hiện sốt, người bị bệnh đậu mùa khỉ có thể bị phát ban sau đó từ 1 đến 3 ngày. Các dấu phát ban có thể xuất hiện ở:
    • Trên khắp gương mặt (95% bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ đều phát ban trên mặt)
    • Lòng bàn tay, bàn chân (tỷ lệ phát ban ở lòng bàn tay, bàn chân cũng tương đối cao, lên đến khoảng 75%)
    • Miệng
    • Mắt (bao gồm cả giác mạc và kết mạc)
    • Cơ quan sinh dục










  2. Thanks Nahoku thanked for this post
  3. #2
    Moderator
    Tosca's Avatar

    Join Date
    Jun 2018
    Gender
    Nữ
    Bài gửi
    1,247
    Post Thanks / Like
    Country
    France
    Đậu mùa khỉ là gì? Các nốt phát ban trên cơ thể người bệnh đậu mùa khỉ thường xuất hiện nhiều ở đâu?
    Các nốt phan ban ban đầu chỉ hơi sần trên bề mặt da và sau đó phát triển nghiêm trọng hơn, trở thành mụn nước, sưng to rồi dần chuyển sang mụn mủ rồi mới khô lại, đóng vảy và xẹp xuống. Thông thường, các triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ sẽ kéo dài từ 2 đến 4 tuần rồi tự khỏi, người bệnh không cần thực hiện các biện pháp điều trị đặc biệt. Đậu mùa khỉ lây qua đường nào?

    Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây trực tiếp khi tiếp xúc với máu, chất lỏng trong cơ thể, giọt bắn đường hô hấp, vết thương trên da hoặc niêm mạc của người bệnh (hoặc của động vật mắc bệnh). Ngoài ra, ăn thịt động vật bị nhiễm bệnh, tiếp xúc với các vật dụng của người bệnh (chăn ga gối nệm, khăn mặt, quần áo,…) hoặc tiếp xúc với các tổn thương da của người bệnh cũng có thể khiến một người bị nhiễm bệnh đậu mùa khỉ. Vì thế, nếu sống chung với người đang mắc bệnh đậu mùa khỉ thì khả năng nhiễm bệnh thường khá cao. (3) Ngoài ra, căn bệnh này cũng có thể lây từ mẹ sang thai nhi và dẫn đến bệnh đậu mùa khỉ bẩm sinh. Trẻ sơ sinh tiếp xúc gần với mẹ trong quá trình sinh nở và sau khi sinh cũng có nguy cơ nhiễm bệnh cao nếu mẹ đang mắc bệnh. Tuy tiếp xúc gần với người bệnh được xem như một yếu tố nguy cơ làm lây lan bệnh đậu mùa khỉ nhưng các chuyên gia cho rằng, vẫn chưa thể kết luận được việc căn bệnh này có lây truyền qua đường tình dục hay không. Cần thêm các nghiên cứu khác để xác định vấn đề này. Tiếp xúc với vết thương trên da người bệnh có thể làm lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ

    Chẩn đoán bệnh đậu mùa khỉ

    Mặc dù bệnh đậu mùa khỉ đang có xu hướng bùng phát khiến nhiều người lo lắng việc chẩn đoán bệnh, tuy nhiên, trên thực tế, không phải trường hợp nào cũng cần kiểm tra, tầm soát bệnh. Chỉ nên thực hiện tầm soát bệnh đậu mùa khỉ nếu như:
    • Đang sống chung, làm việc chung với người bị bệnh đậu mùa khỉ hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
    • Vừa đi du lịch đến một đất nước/khu vực đang xuất hiện các ca bệnh đậu mùa khỉ.
    • Bị cắn hoặc cào từ động vật bị nhiễm bệnh/nghi ngờ nhiễm bệnh đậu mùa khỉ.
    • Ăn các loài động vật không rõ nguồn gốc, có nguy cơ nhiễm bệnh.
    • Sống ở các khu vực rừng nhiệt đới, có các loài vật nhiễm bệnh đậu mùa khỉ sinh sống.

    Để thực hiện chẩn đoán bệnh đậu mùa khỉ, các bác sĩ sẽ thực hiện quy trình: (4) Tìm hiểu tiền sử bệnh

    Các bác sĩ sẽ hỏi bạn về tiền sử bệnh xem đã tiếp xúc với người mắc bệnh hay chưa, từng mắc bệnh chưa hay có vừa đi qua các khu vực đang xuất hiện ca bệnh hay không,… Từ đó, sẽ xác định khả năng nhiễm bệnh đậu mùa khỉ của bạn. Xét nghiệm

    Ở bước tiếp theo, bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện xét nghiệm PCR mẫu chất lỏng hoặc các vết thương trên da, từ đó phát hiện virus gây bệnh đậu mùa khỉ trong cơ thể. Sinh thiết

    Cuối cùng, nếu nghi ngờ nhiễm bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện sinh thiết để xác định chính xác việc có nhiễm bệnh hay không. Trong quá trình chẩn đoán, tầm soát bệnh thường sẽ không thực hiện xét nghiệm máu. Lý do là virus gây nên bệnh đậu mùa khỉ thường chỉ lưu lại trong máu một thời gian ngắn, khó phát hiện và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Đậu mùa khỉ có nguy hiểm không, có gây tử vong không?

    Đến đây, có lẽ câu trả lời cho câu hỏi đậu mùa khỉ là gì phần nào đã rõ. Vậy người mắc bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không, có thể gặp các biến chứng gì. Theo các tài liệu, các biến chứng thường gặp của bệnh này như sau:
    • Nhiễm trùng máu
    • Viêm mô não
    • Viêm phế quản phổi
    • Nhiễm trùng giác mạc, mất thị lực
    • Các vết thương trên da trở nên nghiêm trọng hơn khiến da bong ra thành từng mảng lớn.

    Trước đây, tỷ lệ tử vong do bệnh đậu mùa khỉ dao động trong khoảng 11% so với số người mắc bệnh (trẻ em có tỷ lệ tử vong cao hơn). Trong thời gian gần đây, tỷ lệ tử vong dao động trong khoảng 3-6%. Có thể nói, bệnh đậu mùa khỉ tuy khó lây lan giữa người với người hơn so với Covid-19 và các triệu chứng của bệnh cũng không quá nghiêm trọng nhưng đây vẫn là một căn bệnh nguy hiểm, cần có những biện pháp phòng ngừa phù hợp.
    Trước đây, bệnh đậu mùa khỉ chỉ xuất hiện tại Châu Phi nhưng chỉ trong thời gian ngắn gần đây, bệnh đã lây lan đến các quốc gia Châu Âu khác. Điều này khiến nhiều người trở nên lo lắng về tình hình bệnh. Các chuyên gia y tế cũng khuyến khích người dân không nên chủ quan, cần chủ động tiêm phòng đậu mùa và thực hiện các biện pháp phòng ngừa phù hợp, chủ động thăm khám nếu phát hiện các biểu hiện bất thường hoặc nghi ngờ tiếp xúc với người/động vật nhiễm bệnh.




    Người bị bệnh đậu mùa khỉ có nguy cơ bị nhiễm trùng máu dẫn đến tử vong




    Điều trị bệnh đậu mùa khỉ

    Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có phương pháp hay thuốc đặc trị cho bệnh đậu mùa khỉ. Tuy nhiên, người bệnh không nên quá lo lắng bởi bệnh có thể thuyên giảm và tự khỏi mà không cần điều trị. Một số loại thuốc được cho là có thể điều trị đậu mùa khỉ có thể kể đến như: Thuốc kháng vi rút cidofovir, thuốc kháng vi rút mới tecovirimat, thuốc nghiên cứu brincidofovir (CMX001),… – Vốn là các loại thuốc có hoạt tính chống lại virus đậu mùa trên khỉ. Tuy nhiên, hiện chưa có loại thuốc nào được nghiên cứu hoặc sử dụng trong các vùng dịch để điều trị bệnh đậu khỉ. Đặc biệt, ở người bệnh từng tiêm vaccine ngừa bệnh đậu mùa thì vẫn có nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ. Tuy vậy, các triệu chứng bệnh thường nhẹ hơn, không diễn tiến nặng và ít nguy cơ để lại biến chứng, không cần can thiệp. Phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ

    Dù chưa ghi nhận các ca bệnh đậu mùa khỉ tại Việt Nam nhưng việc phòng ngừa bệnh vẫn nên được chú trọng. Một số biện pháp có thể áp dụng để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh bao gồm: (5)
    • Tránh tiếp xúc với động vật có nguy cơ nhiễm virus gây bệnh đậu mùa khỉ (động vật bị bệnh, động vật chết ở những khu vực xảy ra bệnh đậu mùa khỉ, động vật nghi ngờ nhiễm bệnh,…).
    • Thực hiện ăn chín, uống sôi. Chỉ ăn các loài động vật rõ nguồn gốc xuất xứ, đã qua kiểm định.
    • Tránh tiếp xúc với người có nguy cơ mắc bệnh. Không chạm vào các vật dụng của người có nguy cơ nhiễm bệnh.
    • Cách ly người có triệu chứng bệnh/có nguy cơ nhiễm bệnh.
    • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc sử dụng dung dịch vệ sinh tay có chứa cồn, đặc biệt là khi vừa tiếp xúc với người khác.
    • Tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa. Chưa có vaccine ngừa bệnh đậu mùa khỉ nhưng việc tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa có thể làm giảm đến 85% nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ.
    • Nâng cao ý thức phòng tránh dịch bệnh. Thường xuyên cập nhật các thông tin bệnh.



    Thường xuyên rửa tay giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ

  4. Thanks Nahoku thanked for this post
  5. #3
    Moderator
    Tosca's Avatar

    Join Date
    Jun 2018
    Gender
    Nữ
    Bài gửi
    1,247
    Post Thanks / Like
    Country
    France
    Làm sao nhận biết bệnh đậu mùa khỉ?

    TTO - Bệnh đậu mùa khỉ vẫn âm thầm lây lan ra nhiều quốc gia trên thế giới, một số bạn đọc thắc mắc không biết bệnh đậu mùa khỉ nguy hiểm thế nào? Làm sao nhận biết?




    Đậu mùa khỉ (Monkeypox) thuộc họ poxvirus, bà con với bệnh đậu mùa
    Loại bệnh đậu mùa khỉ được xác định trong các trường hợp gần đây, được gọi là nhánh Tây Phi, có xu hướng tạo ra bệnh nhẹ hơn so với nhánh chung khác như nhánh lưu vực Congo.
    Sự nguy hiểm nhất của đậu mùa khỉ là có thể gây tử vong. Khoảng 1% những người bệnh ở nhánh Tây Phi đã chết, ít hơn so với 10% những người mắc phải nhánh lưu vực Congo, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Những người bệnh thuộc nhánh Tây Phi thường hồi phục khá tốt và trở lại cuộc sống bình thường khi khỏi bệnh.



    Các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ?
    Các triệu chứng bệnh đậu khỉ có thể phát triển từ 5 đến 21 ngày sau khi bị nhiễm bệnh. Hầu hết mọi người hồi phục sau hai đến bốn tuần.
    Bệnh thường bắt đầu với các triệu chứng giống cúm như sốt, đau đầu, đau cơ và kiệt sức, có thể kéo dài một hoặc hai ngày. Một số bệnh nhân cũng có thể bị đau, sưng hạch bạch huyết. Phát ban thường theo sau một đến ba ngày sau khi sốt, tiến triển từ các khu vực màu đỏ đến những vết sưng nhỏ trên da. Sau đó, chúng có thể biến thành mụn nước có thể chứa đầy chất lỏng màu trắng.





    Phát ban đôi khi trông tương tự như thủy đậu, giang mai hoặc herpes. Nó thường lây lan từ mặt đến chân tay, bàn tay, bàn chân và sau đó đến phần còn lại của cơ thể. Có nhiều trường hợp phát ban bắt đầu ở vùng sinh dục - điều này không mới - nhưng bây giờ nó thường xuyên xuất hiện hơn.
    Mọi người có thể bị bệnh đậu mùa khỉ từ động vật, thông qua vết cắn hay vết trầy xước hoặc chuẩn bị thịt hoặc ăn động vật hoang dã không nấu chín kỹ.






    Sóc dây truyền virus đậu mùa khỉ cho người - Ảnh: CDC HOA KỲ




    Lây nhiễm thường thông qua tiếp xúc gần gũi với chất lỏng cơ thể, giọt hô hấp, các tổn thương hình thành trong quá trình nhiễm trùng hoặc các bề mặt bị ô nhiễm như quần áo hoặc khăn trải giường.
    Các quan chức WHO cho biết vào tháng trước có đợt bùng phát gần đây có khả năng lây lan qua tiếp xúc với phát ban và tổn thương trong hoạt động tình dục. "Nhiều bệnh có thể lây lan qua quan hệ tình dục. Bạn có thể bị ho hoặc cảm lạnh thông qua quan hệ tình dục, nhưng điều đó không có nghĩa là đó là một căn bệnh lây truyền qua đường tình dục", Andy Seale, cố vấn của Chương trình HIV, viêm gan và STIs của WHO, cho biết.
    WHO khuyến cáo rằng những người bị nhiễm trùng được chẩn đoán nên được cách ly cho đến khi tổn thương của họ đã bong ra, vảy đã rơi ra và một lớp da tươi đã hình thành bên dưới.

  6. Thanks Gudkid, Nahoku thanked for this post
    Likes Gudkid liked this post

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •